1. Tổng hợp market chúc mừng năm mới 2023 file corel: Tại đây
    Dismiss Notice

Lí thuyết màu sắc cho các newbie

Thảo luận trong 'Thiết kế đồ họa, logo, banner' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 1/10/18.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường Administrator Thành viên BQT Graphic Designer

    Tham gia ngày:
    26/7/18
    Bài viết:
    4,309
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Thợ QC
    Nơi ở:
    Quảng Ninh
    Web:

    Những điều các nhà thiết kế CẦN và PHẢI biết để hiểu về màu sắc. Tại sao lại là RGB và CMYK mà không phải là GBR, BGR, MCYK hay KYMC?

    Ánh sáng & màu sắc
    Nếu bạn muốn kiểm soát màu sắc, đầu tiên bạn phải hiểu bản chất của chúng:

    Màu sắc là tính chất của cả vật thể và ánh sáng mà ta có thể quan sát được bằng mắt và não. Nói một cách khác, màu sắc là hiện tượng gồm 3 thành tố: nguồn sáng, vật thểngười quan sát.

    Ánh sáng là một phần của quang phổ điện từ, và mắt người chỉ nhạy cảm với những bước sóng ở giữa dãy quang phổ. Khi bức xạ của của dãy quang phổ chạm đến mắt người, mắt cảm nhận được ánh sáng và màu sắc (Xem thêm về ánh sáng trên Wikipedia).

    Hầu hết cảm biến máy ảnh và phim được sản xuất để thu nhận ánh sáng có cùng bước sóng mà mắt người thấy được, tuy nhiên có một số loại cũng nhạy cảm với cả tia cực tímhồng ngoại.

    Những hệ màu phổ biến

    Hệ thống màu bổ sung
    RGB (hay còn gọi là hệ thống màu cộng – additive color system) hoạt động trên cơ chế vận dụng 3 màu sơ cấp, đỏ (red), xanh lá (green)xanh dương (blue) theo tỉ lệ tương ứng để tạo ra bất kì màu sắc nào trên điện thoại, máy tínhmàn hình TV.

    Ngược lại, hệ thống màu loại trừ CMYK (subtractive color system) sử dụng xanh lục lam (cyan), hồng cánh sen (magenta), vàng (yellow)đen (key), để trộn sơn, thuốc nhuộm, mực và những chất nhuộm tự nhiên khác nhau nhằm tạo ra màu sắc, bằng cách loại trừ (hoặc hấp thụ) các bước sóng nhất định của ánh sáng và phản chiếu số còn lại.

    Vậy nên: hãy chọn RGB cho những hình ảnh/sản phẩm trên màn hìnhCMYK cho sản phẩm in (nếu nghi ngờ, hãy hỏi nhà in gần nhà bạn!)

    Lưu ý rằng CMYK không thể tái tạo được những màu sắc sáng như RGB, nên bạn sẽ cần nhiều kinh nghiệm và kiến thức để đảm bảo file hình ảnh và bản in tương đồng nhau.

    [​IMG]

    Mối liên hệ giữa hệ màu và quang phổ khả kiến
    Tại sao lại là RGB CMYK mà không phải là GBR, BGR, MCYK hay KYMC?

    • Màu sắc trên dãy màu luôn được liệt kê theo thứ tự tăng dần theo tần số: đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím – ROYGBV (Red Orange Yellow Green Blue Violet)
    • 3 màu sơ cấp theo hệ thống bổ sung chia dãy màu thành phần 3, tương ứng với các sắc đỏ, sắc xanh lá và sắc xanh dương. Nên ROYGBV được rút gọn thành RGB
    • Với hệ thống trừ, ta cũng liệt kê thứ tự tương ứng với hệ thống cộng nhưng là với màu đối nghịch (bổ túc), nên RGB trở thành CMY (K=black=đen)
    Từ đây, bạn có một mánh khóe để nhớ những màu bổ túc. Ví dụ, nếu bạn đang làm một file ảnh CMYK bị ám xanh, và cần bù trừ: hãy nhớ rằng RGB/CMY, đỏ (red) sẽ đối nghịch với lục lam (cyan), xanh lá sẽ đối nghịch với màu cánh sen (magenta), màu xanh dương (blue) sẽ đối nghịch với vàng (yellow).

    Điều này có nghĩa là, nếu bạn thêm màu vàng, thì màu xanh sẽ bị loại bỏ và ngược lại. Quy tắc này cũng có thể được áp dụng với các màu cơ bản còn lại.

    Vậy khi cần tìm màu đối nghịch hay bổ túc với màu bạn đang sử dụng, hãy lấy màu đó bằng cách ấn Option (Alt) trong lúc đang sử dụng công cụ Brush, hoặc sử dụng công cụ Eyedropper rồi sau đó vào menu Color Picker. Thêm hoặc trừ 180 vào giá trị H trong nhóm giá trị H (hue), S (saturation), B (brightness).

    [​IMG]

    Chủ thể quan sát: Mắt người
    Mắt người có 3 loại cảm biến màu sắc, tương ứng với đỏ, xanh lá và xanh dương, và đó là lí do chúng ta có thể tái tạo mọi màu sắc với chỉ 3 chất nhuộm trên giấy hoặc 3 loại phốt-pho trên màn hình (đọc thêm về Mắt người trên Wikipedia).

    Võng mạc là một lớp tế bào thần kinh phức tạp ở phía sau của mắt. Những tế bào thần kinh này gọi là cơ quan cảm quang vì chúng phản ứng với ánh sáng, và bao gồm 2 loại chính: tế bào hình que và hình nón.

    Tế bào hình que cung cấp thông tin thị giác trong điều kiện ánh sáng thấp và không cung cấp thông tin về màu, trong khi tế bào hình nóntập trung vào màu sắc và sắc độ, và những điều kiện ánh sáng mạnh hơn. Theo nhà sinh học thần kinh Margaret Livingstone, não người xử lí thông tin về sắc độ độc lập và màu sắc độc lập với nhau.

    Não của chúng ta làm chúng ta tin rằng màu sắc cục bộ là không thay đổi. Ví dụ, nếu ta thấy một chiếc xe xanh lá được chiếu sáng bởi ánh sáng hoàng hôn hoặc đèn huỳnh quang, ta vẫn cảm nhận được nó màu xanh. Hệ thống thị giác của chúng ta liên tục đưa ra những kết luận như vậy và ta không thể làm gì để thay đổi điều đó

    Đây là một số ví dụ:

    [​IMG]
    Ảo ảnh bóng đổ (checker shadow illusion) được tìm ra bởi Edward H. Adelson, Giáo sư môn Khoa học Thị giác tại MIT, hai ô vương được đánh dấu A và B có cùng sắc xám, nhưng lại trông rất khác biệt. Điều này xảy ra bởi vì hệ thống thị giác của chúng ta cố gắng xác định bóng của vật thể và đưa ra những kết luận tương ứng. Và cả quá trình này xảy ra mà nhận thức không thể can thiệp. Tuy nhiên, khi 2 ô A, B được tách ra khỏi bối cảnh, ảo giác cũng biến mất.

    [​IMG]
    Còn đây là những gì xảy ra khi chúng ta bị đánh lừa bởi chính hệ thống thị giác của mình khi nhìn vào màu sắc:

    [​IMG]

    Xem xét ảo ảnh màu sắc trên khối lập phương của James Gurney, thị giác của chúng ta lại bị đánh lừa một lần nữa. Bối cảnh làm chúng ta tin rằng ô vuông A và B sở hữu những màu sắc khác nhau, nhưng trong thực tế chúng cùng là màu xám trung tính. Điều này trở nên hiển nhiên khi ta đặt 2 ô vuông này cạnh nhau:

    [​IMG]

    Như bạn có thể thấy, lấy đi bối cảnh và màu sắc thật sẽ hiện hình. Để làm được điều đó, đầu tiên chúng ta phải nhận thức được rằng tiềm thức luôn đưa ra những phán đoán về mặt thị giác và sau đó, học cách cô lập những màu sắc đó để phân tích chúng khi xem hình cũng như quan sát trong thực tế.

    Tính chất của màu sắc
    Các hệ thống màu đánh giá màu sắc dựa trên 3 tiêu chí:

    Màu sắc (hue): là thứ dễ nhận thấy nhất, đây là tính chất chúng ta dùng để miêu tả màu sắc của vật thể: chiếc xe xanh, trái táo đỏ.

    Giá trị sáng tối ( value hay còn được gọi là lightness hoặc luminance): là thước đo độ sáng hay độ tối của một màu nhất định hoặc sắc xám còn sót lại nếu ta loại bỏ màu. 2 màu sắc khác nhau có thể có cùng giá trị sáng tối.

    Độ bão hòa (saturation) độ trong, rực hay cường độ của màu sắc.

    Cân bằng màu và nhiệt độ màu
    Màu sắc chính xác trong hình ảnh đến từ sự liên kết chặt chẽ giữa nhiệt độ màu của ánh sáng tác động đến chủ thể và độ cân bằng màu sắc của cảm biến kỹ thuật số hoặc phim (ví dụ: Cân bằng trắng trong camera DSLR). Trong nhiếp ảnh, cân bằng màu là sự điều chỉnh tổng thể mọi cường độ của màu sắc. Mục đích cuối cùng là để tạo ra các màu cụ thể – đặc biệt là các màu trung tính – để chúng trở nên chính xác hoặc ưa nhìn trên hình.

    Nhiệt độ màu là một đặc tính của ánh sáng khả kiến và có những ứng dụng quan trọng trong bố trí ánh sáng, chụp ảnh, quay phim, và các lĩnh vực khác. Nó được đo đạc bằng đơn vị nhiệt độ tuyệt đối (độ K hay Kelvin). Nhiệt độ màu trên 5,000K được gọi là màu lạnh (xanh dương trắng), trong khi đó nhiệt độ màu thấp (2,700-3,000K) được gọi là màu ấm (trắng vàng đến màu đỏ). Nghe có vẻ phức tạp nhưng về cơ bản, nhiệt độ Kelvin cao tạo ra màu lạnh hơn và nhiệt độ Kelvin thấp tạo ra những màu ấm.
    [​IMG]

    thiết lập cân bằng trắng trên máy ảnh là không chính xác tại thời điểm chụp, bạn sẽ nhận thấy có một độ ám màu đậm hay nhạt (trong hầu hết trường hợp là xanh dương hoặc vàng). Đừng lo lắng, hình ảnh của bạn vẫn có thể được cứu chữa, đặc biệt là khi bạn chụp RAW. Rủi ro cân bằng trắng sai làm hỏng hình ảnh thường cao hơn nếu bạn chụp với định dạng JPEG. Luôn nhớ rằng hãy thiết lập mọi thứ thật chuẩn xác khi chụp hoặc quay nhé.


    À, và hãy chụp RAW mọi lúc mọi nơi!

    Theo IDesign​
     

    Bình Luận Bằng Facebook